Có những bí mật về Tử Cấm Thành mà không phải ai cũng biết, ví dụ như trong đó có thật sự tồn tại Lãnh Cung giống như trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc hay đề cập đến không, nhà vệ sinh được đặt ở đâu…
Cố Cung Bắc Kinh hay còn được gọi là Tử Cấm Thành, là cung điện của 24 triều vua từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh, được xây dựng vào năm thứ 4 đời Minh Thành Tổ. Trong suốt 600 năm lịch sử, Cố Cung đã mang theo nhiều thăng trầm và những bí mật phong phú trường tồn với thời gian.
1. Tử Cấm Thành không sợ động đất 10 độ richter
Kể từ khi xây dựng xong, Tử Cấm Thành đã trải qua hơn 200 trận động đất, trong đó có trận động đất kinh hoàng nhất thế kỷ 20. Vào năm 1976, trận động đất Đường Sơn đã giết chết 240.000 người trong vòng 23 giây, phá hủy toàn bộ biên giới phía bắc Đường Sơn cách đó 150 km chỉ trong một đêm. Mặc dù trải qua trận động đất cực mạnh khiến nhiều ngôi nhà bị nứt và sập, nhưng Tử Cấm Thành vẫn bình yên vô sự.
Để tìm ra nguyên nhân, các chuyên gia đã sao chép mô hình kiến trúc Tử Cấm Thành, sau đó thử nghiệm mô phỏng trận động đất có cường độ 10,1 độ richter. Trong cơn địa chấn, biên độ rung lắc của mô hình ngày càng lớn, khiến các viên gạch bên trong lần lượt sụp đổ nhưng phần khung vẫn đứng vững chãi. Sau vài lần thử nghiệm các chuyên gia đã rút ra kết luận, nguyên nhân nằm ở các trụ không bị chôn sâu xuống đất và việc không cắm phần gốc này xuống quá sâu đã đảm bảo tính linh hoạt cho tổng thể cung điện, đồng thời không để cột nhà bị gãy đột ngột.
Kể từ khi xây dựng xong, Tử Cấm Thành đã trải qua hơn 200 trận động đất, trong đó có trận động đất kinh hoàng nhất thế kỷ 20. Vào năm 1976, trận động đất Đường Sơn đã giết chết 240.000 người trong vòng 23 giây, phá hủy toàn bộ biên giới phía bắc Đường Sơn cách đó 150 km chỉ trong một đêm. Mặc dù trải qua trận động đất cực mạnh khiến nhiều ngôi nhà bị nứt và sập, nhưng Tử Cấm Thành vẫn bình yên vô sự.
Để tìm ra nguyên nhân, các chuyên gia đã sao chép mô hình kiến trúc Tử Cấm Thành, sau đó thử nghiệm mô phỏng trận động đất có cường độ 10,1 độ richter. Trong cơn địa chấn, biên độ rung lắc của mô hình ngày càng lớn, khiến các viên gạch bên trong lần lượt sụp đổ nhưng phần khung vẫn đứng vững chãi. Sau vài lần thử nghiệm các chuyên gia đã rút ra kết luận, nguyên nhân nằm ở các trụ không bị chôn sâu xuống đất và việc không cắm phần gốc này xuống quá sâu đã đảm bảo tính linh hoạt cho tổng thể cung điện, đồng thời không để cột nhà bị gãy đột ngột.
2. “Lãnh Cung” rốt cuộc có thật hay không?
Trong các bộ phim cung đấu xoay quanh chuyện phi tần tranh giành sự sủng ái của Hoàng thượng, không thiếu những phân cảnh với lời thoại như: “Đầy vào Lãnh Cung”. Vậy Tử Cấm Thành thực sự có tồn tại Lãnh Cung hay chỉ là trên phim ảnh?
Theo sử sách ghi lại, Lãnh Cung thực chất là nơi ở khi các phi tần bị thất sủng hoặc phạm tội không thể tha thứ, thường sẽ ở nơi hoang vắng và ít người lui đến. Lập luận thứ hai cho rằng Lãnh Cung không có “địa chỉ” cố định, chỉ cần là nơi ở của thê thiếp hoặc Hoàng tử không nhận được sự sủng ái của Hoàng thượng nữa liền có thể trở thành Lãnh Cung.
3. Trong Tử Cấm Thành có tới 1,8 triệu bộ sưu tập
Có hơn 1,8 triệu di tích văn hóa trong Tử Cấm Thành, mỗi năm chỉ có hơn 10.000 di tích được trưng bày, đồng nghĩa chỉ khoảng 2% trong số đó được “đưa ra ánh sáng”, từ đây có thể tưởng tượng ra cuộc sống xa hoa mà Hoàng đế cổ đại từng sống đồ sộ đến mức nào.
Nơi đây có 231 loại bảo vật, mỗi loại đều có số lượng khổng lồ, chẳng hạn như 53.000 bức tranh và 75.000 bức thư pháp. Trong số đó, bản đồ Thanh Minh Thượng Hà Đồ nổi tiếng thế giới là nổi bật hơn cả, nó được coi là một trong những “báu vật” và linh hồn của Cố Cung.
Đây là tác phẩm duy nhất còn sót lại của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ vào đời nhà Tống, có chiều dài 528,7cm và chiều rộng 25,2cm ở dạng một bức tranh cuộn dài, đồng thời được sử dụng phương pháp bố cục phối cảnh phân tán để ghi lại một cách sinh động diện mạo đô thị vào thế kỷ 12 cũng như điều kiện sống của người dân các tầng lớp khác nhau.
4. Trong Tử Cấm Thành có nhà vệ sinh không?
Trong thời nhà Minh và nhà Thanh, không có nhà vệ sinh trong Hoàng cung, nếu muốn đi đại tiện các cung tần phải sử dụng bô. Trong đại điện sẽ dùng một tấm mành hoặc bình phong để ngăn cách với chiếc bô đại tiện, đồng thời trên nắp đậy được đổ đầy tro carbon, tro thực vật và hương liệu. Nơi đặt bô được gọi là “tịnh phòng”, được phân bố ở mọi ngóc ngách trong cung.
Những chất thải trong ngày sẽ được các hoạn quan xử lý và vận chuyển ra khỏi cung. Vì vậy, trong Tử Cấm Thành không có mùi hôi. Đến nay, trong Tử Cấm Thành đã được xây dựng thêm nhà vệ sinh công cộng để phục vụ khách du lịch.
5. Cung điện lớn nhất thế giới
Tử Cấm Thành là cung điện lớn nhất trên thế giới, sự tồn tại của nó được coi là một kiệt tác kiến trúc được hoàn thành vào năm 1420 sau CN, cách đây hơn 600 năm. Để xây dựng được kiến trúc đồ sộ này đã phải huy động 230.000 nghệ nhân, hàng triệu công nhân và binh lính nhập cư.
Xưa kia, Hoàng đế tự xưng là “Thiên Tử” (con trời). Các sách cổ thường gọi cung của Thiên đế trên trời là Tử Cung, trong đó chữ “tử” (màu tím) đồng âm khác nghĩa với “con trời” cũng là “tử”. Nơi ở của Hoàng đế thì dân thường bị “cấm” không được vào, vậy nên nơi ở của Hoàng đế được gọi là Tử Cấm Thành. Theo truyền thuyết, trong Tử Cấm Thành có 9999,5 gian phòng, bởi vì người xưa cho rằng chỉ có Hoàng đế mới xứng với con số 10.000 và khống chế được vạn vật, do đó mới bị thiếu một nửa gian phòng.